Lá tía tô được biết đến như một “dược liệu quý” trong việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, với phương pháp thực hiện vô cùng đơn giản và an toàn tại nhà. Bài viết xin chia sẻ cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô theo nhiều cách khác nhau.
Công dụng chữa trào ngược dạ dày của lá tía tô
Trong sản xuất, dầu hạt tía tô được sử dụng với mục đích thương mại trong việc sản xuất vecni, thuốc nhuộm và mực.
Trong thực phẩm, tía tô được dùng làm hương liệu, pha trà, chống ngộ độc cua cá.
Dưới đây là một số lợi ích chung về sức khỏe mà lá tía tô mang lại:
Giảm nguy cơ tim mạch
Bổ não, điều trị trầm cảm
Tăng khả năng miễn dịch
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Ngăn ngừa ung thư
Ngừa sâu răng
Bột lá tía tô bôi lên da giúp chống nắng
Giảm tình trạng đau và viêm khớp
Cải thiện tình trạng hen suyễn, cảm lạnh, dị ứng và viêm phế quản
Chống nhiễm trùng, sưng tấy
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, mùi thơm, giúp giải độc, hàn khí. Loài cây này với lá, thân và hạt đều được tận dụng làm thuốc chữa bệnh cứu người, là “thần dược” trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, đường thở và các bệnh lý liên quan khác.
Loại lá này chứa Tanin, Axit Alpha-linolenic, Aldehyde,…có khả năng kháng viêm tốt, hạn chế các chuyển biến xấu của bệnh do viêm loét, trào ngược dạ dày lâu ngày gây ra.
Tía tô còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa các biến chứng.
Đặc biệt, trong lá tía tô có chứa hoạt chất Flavonoid, Axit Rosmarinic giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tăng cường khả năng đóng mở của cơ vòng thực quản dưới, ngăn ngừa tình trạng trào ngược.
Ngoài ra, dầu tía tô còn giúp giảm viêm, cải thiện chức năng tiêu hóa, từ đó giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô theo nhiều cách
Trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng, trào ngược thức ăn về đêm, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, viêm họng,…ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bằng lá tía tô người bệnh có thể tham khảo:
Ăn sống
Rửa sạch lá tía tô, để ráo sau đó có thể ăn sống trực tiếp.
Uống nước ép lá tía tô
Lá tía tô đem rửa sạch, để ráo, sau đó giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho thêm ít muối và uống.
Uống thay trà
Dùng lá tía tô tươi, đem rửa sạch hãm với nước, uống thay trà hoặc phơi khô lá, sau đó sao vàng, hạ thổ, hãm với nước để uống.
Chế biến thành món ăn
Có thể sử dụng lá tía tô như một gia vị dậy mùi, giúp đậm hương tròn vị cho các món ăn. Một số món ăn có thể kể đến như cháo tía tô, canh lá tía tô, đặc biệt là món chuối nấu ốc vô cùng quen thuộc.
Nếu uống nước tía tô cảm thấy khó khăn, người bệnh có thể áp dụng ăn theo cách này, sẽ dễ dàng hơn.
Kết hợp với các thảo dược khác trong Đông y
Nguyên liệu:
Sinh khương (4g), chỉ xác mỗi loại (10g), Lá lốt mỗi loại (12g), Hoàng lỳ (15g), Sâm đại hành mỗi loại (16g), Lá tía tô (16g),
Ngoài ra, cần thêm Cây ngũ sắc đã sao vàng hạ thổ, Hoài sơn, Bạch truật, Đương quy, Xương bồ, Trần bì,...
Cách thực hiện:
Đem toàn bộ nguyên liệu cho vào ấm để lấy nước uống, mỗi lần nấu tương đương với 1 thang, có thể dùng trong khoảng 2 ngày, mỗi ngày chia ra 2 lần uống sau bữa ăn.
Lá tía tô kết hợp với gừng
Nguyên liệu: Lá tía tô, gừng.
Cách thực hiện: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, để ráo, sau đó thái nhỏ. Đun sôi gừng và lá tía tô cùng với 500ml , đun nhỏ lửa trong khoảng từ 3 – 5 phút. Tắt bếp để nguội, chắt lấy nước và uống 3 lần/ngày.
Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được coi là một trong những mẹo dân gian khá hiệu quả. Hiện nay, nhiều người bệnh cũng đang áp dụng theo phương pháp này. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin sau:
Hiệu quả thấy chậm nên đòi hỏi bệnh nhân kiên trì dài ngày.
Người hay đổ mồ hôi thì không nên uống nước lá tía tô thường xuyên.
Bài mẹo này chỉ phù hợp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày giai đoạn nhẹ, mới khởi phát.
Khi thấy tình trạng bệnh chưa cải thiện, không nên uống quá nhiều, có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, đi ngoài.
Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ uống có gas
Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử
Uống nước thường xuyên, nên uống từ 1.5l – 2l nước mỗi ngày.
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, ăn sớm, cách giờ đi ngủ từ 3 – 4 giờ
Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc, quan, tích cực
Dầu tía tô có thể gây viêm da.
Phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng loại thảo mộc này
Ưu, nhược điểm của phương pháp chữa mẹo dân gian
Ưu điểm: An toàn, chi phí rẻ, dễ mua, dễ kiếm. Phương pháp này được áp dụng ngay tại nhà, tiết kiệm thời gian đi lại cho người bệnh, đặc biệt tiện lợi đối với bệnh nhân mắc nhiều loại bệnh lý cùng lúc, gặp khó khăn trong việc di chuyển tới nơi khám chữa.
Nhược điểm: Hiệu quả cải thiện chậm. Không áp dụng khi tình trạng đã chuyển biến xấu, có nguy cơ cao bị biến chứng. Các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra diễn ra thường xuyên. Quan trọng hơn, với cơ địa mỗi người sẽ áp dụng liều lượng khác nhau, việc áp dụng theo cách phỏng đoán có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Không thể phủ nhận hiệu quả nhất định của bài mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.