Chữa đau lưng bằng lá lốt là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, do được lưu truyền trong dân gian nên hiện nay cách thực hiện của bài thuốc có thể bị sai lệch dẫn đến hiệu quả không như mong muốn. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cách chữa trị này!
Công
dụng của lá lốt trong chữa bệnh đau lưng
Lá lốt là loại cây thân thảo sống lâu năm phát triển ở những nơi
râm mát, có ánh nắng trực tiếp, thường mọc hoang hoặc được nhiều gia đình trồng
ở phía bắc nước ta.
Cây lá lốt thường có độ cao trung bình từ 30 - 40cm, thân yếu ớt
với nhiều đốt nhỏ. Lá lốt dạng đơn với tán rộng xòe to, phiến lá bên trên có 5
- 7 gân xanh nổi trên bề mặt, mặt lá nhẵn bóng, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới.
Tất cả các bộ phận của cây lá lốt đều được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, nhất là bệnh đau lưng. Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, giảm các cơn đau nhức xương khớp, đau lưng,...
Bỏ
túi 3 cách chữa đau lưng bằng lá lốt ngay tại nhà
Chữa đau lưng bằng lá lốt là phương pháp dân gian đơn giản, người
bệnh có thể tiến hành điều trị tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian. Dưới
đây là 3 cách chữa đau lưng bằng lá lốt phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Bài
thuốc đắp lá lốt chữa đau lưng
Đây là bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt khá đơn giản và hiệu
nghiệm. Bên cạnh chữa đau lưng bài thuốc còn giúp tăng cường tuần hoàn máu,
giúp xương khớp thoải mái, thư giãn.
Cách thực hiện
- Người bệnh chuẩn bị 200gr lá lốt tươi, 400gr muối hạt, 1 tấm vải mỏng sạch.
- Lá lốt tươi đem rửa sạch rồi giã nát.
- Sau đó cho cả lá lốt và muối hạt vào chảo rang đến khi nóng thì đổ hỗn hợp vào miếng vải, bọc lại, đắp lên vùng lưng bị đau nhức.
- Người bệnh thực hiện liên tục cách này trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa
đau lưng bằng lá lốt kết hợp với xoa bóp
Xoa bóp là cách tác động lên hệ thống xương khớp giúp xương khớp
thư giãn và thả lỏng. Kết hợp xoa bóp cùng với lá lốt là cách chữa trị đau lưng
khá hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200gr rễ lá lốt khô, 1,5 lít rượu gạo, bình thủy tinh có nắp.
- Đem lá lốt khô rửa sạch, cắt khúc hoặc để nguyên đều được.
- Cho rễ vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu và đậy nắp thật chặt, bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
- Sau khi ngâm khoảng 1 tháng thì mỗi ngày người bệnh dùng 1 chút rượu thoa lên vùng lưng bị đau, đặc biệt là dùng thắt lưng và dọc cột sống, đồng thời, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng bị đau để rượu thuốc ngấm nhanh hơn và giảm đau nhức hiệu quả.
Lưu ý: Cách thực hiện này không áp dụng với người có làn da mỏng hay
đang bị lở loét.
Chữa
đau lưng bằng lá lốt từ thuốc uống
Bên cạnh thực hiện các bài thuốc bên ngoài người bệnh cũng có thể
chữa đau lưng bằng lá lốt từ bên trong để tăng tính hiệu quả trị.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 5g lá lốt tươi
- Lá lốt đem rửa sạch cho loại bỏ tạp chất.
- Vò nát lá lốt rồi cho vào ấm đun sôi cùng 2 chén nước.
- Khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp lọc lấy nước uống.
- Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày, kiên trì thực hiện liên tục trong 10 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau lưng.
Ngoài sử dụng các bài thuốc người bệnh cũng có thể chế biến lá lốt thành những món ăn như: Bò xào lá lốt, canh lá lốt,...để tăng hiệu quả điều trị.
Những
lưu ý khi chữa đau lưng bằng lá lốt
Chữa đau lưng bằng lá lốt là phương pháp được lưu truyền trong dân
gian, chưa được y học kiểm chứng về mức độ an toàn và hiệu quả nên người bệnh
cần hết sức lưu ý khi điều trị bằng phương pháp này:
- Không được lạm dụng quá 100g lá lốt mỗi ngày, bởi vì có thể gây tích tụ độc tố, gây độc.
- Người bị táo bón, nóng trong người,...không nên thực hiện các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt vì sẽ làm tăng cảm giác khát nước.
- Không sử dụng ăn uống lá lốt quá lâu dài vì sẽ gây kích hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày.
- Thuốc nam chỉ có tác dụng với người bệnh nhẹ, bệnh nhân mắc bệnh nặng nên tìm đến các phương pháp đặc trị hơn.
- Hiệu quả điều trị của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh.
>> XEM THÊM >> [Cách chữa bệnh đau lưng dứt điểm không tái phát]
Chữa đau lưng bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ
không có khả năng thay thế các phương pháp đặc trị khác. Bên cạnh sử dụng thuốc
người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tăng
cường sức đề kháng cho cơ thể.