Tình hình dịch Covid-19 ngày 24/2 mới nhất: Bệnh nhân người Nhật tử vong tại Hà Nội đã nhiễm biến thể 20C của virus SARS-CoV-2.
Hình ảnh lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên ở Tân Sơn NhấtNgười Nhật tử vong ở Hà Nội nhiễm biến chủng nCoV mới
Cụ thể, liên quan đến vấn đề giải trình tự gene của
virus SARS-CoV-2 tìm thấy trong các ca mắc tại Việt Nam, sáng 24/2, Bộ trưởng Y
tế Nguyễn Thanh Long cho hay: Kết quả giải trình tự gene của trường hợp
bệnh nhân Nhật Bản đã tử vong và chùm ca bệnh tại Hà Nội cho
thấy đây là virus SARS-CoV-2 nhóm 20C. Chủng này lưu hành chủ yếu
tại Hàn Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Đài Loan... nhưng không có ở
Nhật Bản.
Tốc độ lây nhiễm của chủng này không cao, tuy nhiên
mức độ tăng nặng chưa rõ ràng.
Đối với chủng lưu hành tại Hải Dương là biến chủng
SARS-CoV-2 tại Anh, có một mẫu là chủng lưu hành tại Nam Phi; 8 mẫu
lưu hành tại Quảng Ninh cũng là biến chủng của Anh.
“Mầm bệnh có thể đã tồn tại trong cộng đồng, do
vậy cần nâng cao cảnh giác trong phòng chống dịch”, Bộ trưởng Nguyễn
Thanh Long nhận định.
Bộ Y tế kiến nghị tiếp tục thực hiện các
công tác phòng chống dịch theo Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính
phủ, đối với TP Hà Nội, TP.HCM và các địa phương khác, tập
trung giám sát các cơ sở y tế, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho
trong cộng đồng, các chuyên gia nước ngoài và những người nhập cảnh.
Hình ảnh lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên về Tân Sơn Nhất
Thông tin từ Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết, chuyến
bay chở lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam hạ cánh lúc 11h00 ngày 24/2
trên chuyến bay KE351 của hãng hàng không Korean Airlines từ Incheon (Hàn Quốc)
về TP.HCM.
Lô vắc xin đầu tiên này có 117.600 liều, do Công ty
AstraZenca (Anh) sản xuất, Công ty CP vắc-xin Việt Nam (VNVC) nhập khẩu.
VNVC là công ty duy nhất được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu vắc-xin,
theo cơ chế phục vụ chống dịch khẩn cấp.
Theo thông tin từ VNVC, trong nửa đầu năm 2021, công ty này
sẽ tiếp tục đưa về Việt Nam 30 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca.
Lô vắc xin sau khi nhập khẩu sẽ được vận chuyển bằng xe
chuyên dụng, với hệ thống bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của nhà sản xuất
và nhập kho lạnh bảo quản tại của đơn vị này trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú
Nhuận.
Theo kế hoạch của Bộ Y tế, những lô vắc xin đầu tiên sẽ được
ưu tiên tiêm cho nhân viên y tế, cán bộ tham gia phòng chống dịch, trong 11
nhóm ưu tiên được tiếp cận vắc-xin Covid-19 trong năm nay.
Lô vắc-xin COVID-19 AstraZeneca đầu tiên sắp về đến Việt Nam
VOV đưa tin, chuyến bay chở lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên của
AstraZeneca hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM vào trưa nay (24/2).
Cụ thể, theo thông tin từ Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam
(VNVC), sau khi thông quan, lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên của AstraZeneca có thể
về đến TP.HCM và được chuyển thẳng đến kho đông lạnh trên đường Hoàng Văn Thụ,
quận Phú Nhuận.
Đây là vắc-xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép lưu hành tại
Việt Nam. AstraZeneca dự kiến cung cấp 30 triệu liều vaccine cho Việt Nam. Cục
Quản lý Dược được giao nhiệm vụ lên kế hoạch phân phối vaccine Covid-19 của
AstraZeneca. Vắc-xin Covid-19 khi về Việt Nam sẽ được bảo quản tại 3 kho siêu lạnh
ở nhiệt độ âm sâu từ -40 đến -86 độ C, đặt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Sáng 24/2, thêm 2 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương
Bản tin 6h ngày 24/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch
COVID-19 cho biết có thêm 2 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Hải Dương là các
trường hợp F1 liên quan đến ổ dịch tại Công ty TNHH điện tử Poyun. Sáng nay có
43 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh.
Tính từ 18h ngày 23/02 đến 6h ngày 24/2: ghi nhận 2 ca mắc mới
trong nước. Như vậy, tính đến 6h ngày 24/2, Việt Nam có tổng cộng 1504 ca mắc
COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày
27/1 đến nay: 811 ca.
Trong đó, Hải Dương có 627 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai
(27 ca), Hà Nội (35 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36
ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải
Phòng (4 ca ), Hưng Yên (2 ca).
Thủy thủ tàu Indonesia tử vong, Bà Rịa - Vũng Tàu xét nghiệm thấy 5 người dương tính
Báo Tuổi trẻ đưa tin, ngày 24/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 lần 1 với
20 thủy thủ nước ngoài đi trên tàu OCEAN AMAZING. Theo đó, có 5 người dương
tính với SARS-CoV-2. Hiện trung tâm đã lấy mẫu lần 2 và đang chờ kết quả.
Con tàu trên đi từ Indonesia, ngày 20/2 khi đi ngang qua
vùng biển Việt Nam thì một thuyền viên tử vong chưa rõ nguyên nhân. Tàu buộc phải
ghé lại vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu để đưa thuyền viên tử vong vào bờ, làm thủ
tục đưa về nước.
Các ngành chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện
phòng dịch Covid-19 nghiêm, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 20 thuyền viên
(không lấy mẫu xét nghiệm đối với người đã tử vong).
Kết quả cho thấy có 5 người dương tính với SARS-CoV-2. Những
mẫu xét nghiệm lần 2 đã được gửi lên Viện Pasteur TP.HCM và đang chờ kết quả.
Trong trường hợp kết quả lần 2 vẫn có người dương tính với
SARS-CoV-2, chủ tàu sẽ cho tàu về Indonesia để thay đổi toàn bộ thuyền viên.
Hiện các thuyền viên trên tàu vẫn chưa làm thủ tục nhập cảnh
Việt Nam, đang ở trên tàu neo ngoài biển, thi thể thuyền viên tử vong cũng chưa
đưa vào bờ, do đó không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Sự việc đã được báo
cáo với Bộ Y tế.
TP.HCM mở rộng lấy mẫu ngẫu nhiên xét nghiệm Covid-19
Báo Thanh niên đưa tin, ngày 23/2, Sở Y tế TP.HCM cho biết
đã phát động toàn hệ thống y tế TP, từ hệ dự phòng, y tế cơ sở đến hệ khám, chữa
bệnh công lập và tư nhân, tham gia triển khai có hiệu quả các hoạt động của
“Chiến dịch cao điểm phòng chống dịch Covid-19”. Chiến dịch kéo dài đến ngày
10/3.
Từ tối 22/2, Trung tâm y tế (TTYT) Q.Bình Thạnh, TP.HCM triển
khai lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên đối với một số quán ăn trên địa bàn. Đây là
quận đầu tiên lấy mẫu đối với cơ sở kinh doanh ăn uống. Trong buổi đầu tiên,
TTYT quận Bình Thạnh thu về 32 mẫu là nhân viên, đầu bếp, quản lý quán ăn và thực
khách.
19 bệnh nhân tiên lượng nặng, nguy kịch
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch Covid-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.717 bệnh
nhân COVID-19.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở
y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 69 ca; Số ca âm tính lần 2 với
SARS-CoV-2: 39 ca, số ca âm tính lần 3 là 55 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có đến
82,5% không có biểu hiện lâm sàng; số biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 14,7% và hiện
còn 19 trường hợp nặng, tiên lượng nặng, nguy kịch. Trong đó, BN1536 đang điều
trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử
tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay, bệnh nhân đã được chỉ định ECMO
(tim phổi ngoài màng cơ thể) từ nhiều ngày nay.
Ngoài ra, có thêm 2 bệnh nhân nặng khác đang điều trị tại BV
Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 và BV dã chiến số 2 của Hải Dương. Hiện bệnh nhân tại
BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 đã can thiệp ECMO, bệnh nhân còn lại ở BV dã chiến
số 2 của Hải Dương hiện vẫn trong tình trạng nặng nhưng đã không còn phải thở
máy từ sáng ngày 22/2 và hiện đang có nhiều tiến triển về sức khỏe.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ,
chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc
bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ
lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Cùng với Bệnh viện dã chiến số 1 và 2, Bệnh viện dã chiến số
3 ở Hải Dương đã sẵn sàng đón bệnh nhân Covid-19 điều trị. Bệnh viện này có tổng
số 239 giường bệnh. Ngành y tế tỉnh Hải Dương đã huy động 116 cán bộ y tế của
các cơ sở y tế công lập trên địa bàn đến nhận nhiệm vụ.
Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta đến nay là 35
ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31
trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Hải Phòng xác định nguồn lây của ca bệnh
Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Trần Anh Cường thông tin, từ ngày
22-23/2, ngành Y tế Hải Phòng đã truy vết 311 trường hợp F1; 1.423 F2 tiếp xúc
gần với ca bệnh Đ.T.P (nữ điều dưỡng Bệnh viện GTVT); 5 F1 và 56 F2 của ca bệnh
N.V.Q (nam điều dưỡng Bệnh viện GTVT); 52 F1 tiếp xúc gần với ca bệnh Đ.M.T.
Qua hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngành Y tế xác định
nguồn lây từ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Hiện, ngành Y tế tập trung cao nhất
để xác định F1, tránh nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, ông Cường cho biết.
Cũng theo ông Cường, từ ngày 22 đến nay, mới xét nghiệm và
ghi nhận 2 trường hợp dương tính trong tổng số F1; hiện 1.737 mẫu ở thôn 4, xã
Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Ngày 23/2, ngành
Y tế tiếp tục lấy gần 800 mẫu, đang tổ chức xét nghiệm.
Về khu vực cách ly y tế, hiện thành phố có khoảng gần 2.200
giường, thời gian tới bổ sung thêm 2.000 giường ở các khu cách ly y tế thành phố.
Đối với nguồn kinh phí mua sắm vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm
xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trị giá 9,6 tỷ đồng, các thủ tục mua sắm đã hoàn
thành, chỉ còn thủ tục thanh toán với nhà thầu để mang thiết bị về.
Riêng gói mua sắm thiết bị vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm
phục vụ xét nghiệm 20.000 mẫu, đến thời điểm này đang đợi Sở Tài chính thẩm định
giá để trình UBND thành phố phê duyệt dự toán.
Ngành Y tế cũng đề xuất rà soát tất cả trường hợp đi/về từ Hải
Dương và các vùng dịch khác để đưa vào cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm.
Xem xét xử lý hình sự BN nam điều dưỡng ở Hải Phòng
Theo lãnh đạo Công an thành phố Hải Phòng, tối 22/2, Phòng Cảnh
sát hình sự - Công an thành phố và Công an quận Lê Chân đã điều tra, khai thác
thông tin của người bệnh N.V.Q. tại khu vực điều trị cách ly Bệnh viện Việt -
Tiệp cơ sở 2.
Quá trình điều tra được biết, ngày 23/1 người này có về
thành phố Hải Dương và ngày 27/1 có về huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương), sau đó
quay về Hải Phòng. Công an thành phố đang xem xét, điều tra căn cứ xử lý hình sự
với người này.
Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch, Trưởng Ban quản
lý khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên cho biết, đến nay các khu công nghiệp
trên địa bàn đã phối hợp với các cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm hơn 3.000 công
nhân; rà soát trường hợp công nhân liên quan đến các trường hợp người bệnh của
2 công dân N.V.Q. và Đ.T.P., đồng thời đề xuất cần tiếp tục khoanh vùng, xét
nghiệm nhanh các trường hợp F1, F2, F3 ở các địa bàn liên quan; kiểm soát chặt
chẽ các trường hợp đi/về từ vùng có dịch.
Nguồn: Báo Giao Thông