Choáng váng khi đứng dậy, ù tai, hoa mắt, chóng mặt,...là những dấu hiệu điển hình của bệnh thiếu máu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân gây thiếu máu là do thiếu chất, vậy thực chất thiếu máu có phải do thiếu chất không? Thiếu máu nên ăn gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu
Đa phần, người bệnh thiếu
máu sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hinh sau:
- Choáng váng mỗi khi đứng dậy.
- Da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim nhanh
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
- Tâm trạng cảm thấy gắt gỏng, hay suy nghĩ
- Móng tay, chân, tóc dễ gãy, rụng.
Thiếu máu có phải do thiếu chất không?
Để biết thiếu máu có phải
do thiếu chất không thì mời bạn tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thiếu máu nhé!
Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Khi cơ thể không được
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng hình thành
máu như: Sắt, vitamin B12 và Acid folic,...sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu do chu kỳ kinh
nguyệt, sinh nở: Phụ nữ là đối tượng dễ bị thiếu máu hơn nam giới do chi kỳ kinh
nguyệt, mang thai, sinh nở,...khiến chị em bị thiếu một lượng máu nhất định.
Thiếu máu do xuất huyết: Xuất huyết xảy ra do
xuất huyết tiêu hóa ung thư, trĩ, chảy máu dạ dày,...đều gây ra thiếu máu trầm
trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Thiếu máu do bệnh lý: Suy thận, viêm khớp, tiểu đường, máu trắng, HIV/AIDS,...đều gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu nghiêm trọng.
=> Từ những nguyên nhân
trên, cho thấy thiếu máu là do thiếu chất. Tuy nhiên, thiếu chất không phải là
nguyên nhân duy nhất gây nên bệnh thiếu máu, bệnh còn là dấu hiệu của rất nhiều
bệnh lý nguy hiểm, do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người
bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ
đó có hướng điều trị phù hợp.
>> XEM THÊM
>>
[Cách điều trị bệnh thiếu máu dứt điểm không tái phát]
Bệnh thiếu máu nên ăn gì?
Nếu tình trạng thiếu máu
xảy ra do thiếu chất, thì người bệnh cần bổ sung các thực phẩm sau để hồi phục
sức khỏe.
Thực phẩm giàu chất sắt
Sắt là thành phần chính
trong quá trình tạo hồng cầu, chịu trách nhiệm mang oxy đến các cơ quan, tế
bào. Do đó, người bệnh thiếu máu cần bổ sung sắt chứa nhiều trong các thực phẩm
sau:
- Hải sản có vỏ: Hàu, sò, trai,...
- Thịt đỏ: Thịt heo, bò, các nội tạng như gan, óc, cật, tim của heo bò,...
- Các loại hạt: Hạt bí đỏ, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,...
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành,...
- Các loại rau xanh: Rau xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng,...
Thực phẩm giàu vitamin B
Nhóm vitamin B bao gồm B,
B6, B9, B12,...là một trong những thành phần cần thiết trong quá trình tạo hồng
cầu và biệt hóa nguyên bào hồng cầu.
- Thực phẩm giàu vitamin B9: Rau xanh đậm màu, các loại hạt, các loại đậu, măng tây, đậu bắp, lòng đỏ trứng,...
- Thực phẩm giàu vitamin B12: Trứng, phô mai, sữa, sữa chua, thịt đỏ, cá ngừ, cá hồi, hải sản có vỏ,...
- Thực phẩm giàu vitamin B6: Khoai tây, rau cải mâm xôi, ớt chuông đỏ, đậu hà lan, bông cải xanh, măng tây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám,...
Thực phẩm giàu vitamin C
Ăn thực phẩm giàu vitamin
C giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, viêm, phòng ngừa bệnh thiếu máu,...
Các thực phẩm giàu
vitamin C như: Ớt chuông, dâu tây, đu đủ, cải xanh, cải xoăn, thơm, xoài,...
Ngoài bổ sung các thực
phẩm trên thì người bệnh cũng cần lưu ý:
- Kiêng những thực phẩm giàu canxi: Tôm, mực, cua biển, cải ngọt, rau dền,...
- Không sử dụng thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích: Trà xanh, rượu, bia, thuốc lá,...
- Tránh xanh thực phẩm giàu axit oxalic: Rau dền, khế, tiêu, củ cải đường,...
Bệnh thiếu máu xảy ra
không đơn giản chỉ là do thiếu chất mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do
đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến
cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị kịp thời,
tránh hậu quả xấu xảy ra.