Nổi mề đay là căn bệnh ngoài da phổ biến mà người nào cũng mắc phải, nhất là những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa trong đời sống thường ngày mà ít người để ý đến. Chính vì vậy, để phòng tránh cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh mề đay.
Bệnh nổi mề đay là gì?
Mề đay là tình trạng da
nổi những đám sẩn mụn, nhiều hoặc ít tùy thuộc vào mức độ bệnh. Những đám sẩn
này thường không đều, có màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa.
Bệnh nổi mề đay được chia
làm 2 dạng:
- Mề đay cấp tính: Xảy ra trong vòng 24 giờ và tự biến mất.
- Mề đay mãn tính: Bệnh kéo dài hơn 4 tuần và tái phát lại nhiều lần.
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay là
gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay mà
người bệnh cần chú ý. Một số nguyên nhân chính giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu
quả như:
Mề đay do dị ứng: Nổi mề đay khi cơ thể dị ứng với các dị ứng
nguyên như: Thực phẩm, thuốc tân dược, hóa chất, mỹ phẩm, môi trường, nguồn
nước, ánh nắng, thời tiết,...
Mề đay do tiếp xúc: Nổi mẩn ngứa, mề đay khi cơ thể tiếp xúc nhiều
với: Hóa chất, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, lông động vật, côn trùng,...
Do di truyền: Người có người thân mắc mề đay có nguy cơ mắc
bệnh cao gấp 2 lần.
Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun
đũa, giun lươn, giun chỉ, sán,...đều là những loại ký sinh trùng trong máu gây
nên hiện tượng mề đay, mẩn ngứa.
Ngoài ra, đối tượng dễ mắc mề đay bao gồm những người có tiền sử mắc:
Lupus ban đỏ, tuyến giáp tự miễn, khả năng miễn dịch yếu, rối loạn nội tiết.
Triệu chứng của bệnh nổi mề đay ra
sao?
Triệu chứng của bệnh nổi mề đay rất rõ ràng và khá dễ
nhận biết. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn bệnh với các vết côn trùng,
do đó, người bệnh cần theo dõi chính xác triệu chứng của bệnh qua các dấu hiệu
sau:
Ngứa trên da: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Ở
giai đoạn này, người bệnh xuất hiện thêm tình trạng nổi da gà kèm theo cơn ngứa
ngáy, nóng rát khó chịu, nếu tiếp tục gãi, da sẽ bong tróc và chảy máu, để lại
nhiều vết sẹo.
Nổi mẩn đỏ, phát ban: Những mẩn đỏ thường không đều màu và xuất hiện
tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Xuất hiện mụn nước: Triệu chứng bệnh mề đay đặc trưng là xuất hiện
những mụn nước li ti tại một số vị trí trên cơ thể, khi nốt mụn vỡ ra sẽ lây
lan sang những vùng da xung quanh.
Khó thở: Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ trở nên khó thở và
kéo theo nhiều biểu hiện khác như sốt cao, trụy tim, rối loạn tiêu hóa,...
Nhiễm trùng: Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, các vết thương
trên da do gãi nhiều nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí
là hoại tử.
Lời khuyên: “Ngay sau
khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh mề đay, người bệnh nên đến trực tiếp cơ
sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến
những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.”
Bệnh nổi mề đay gây ra tác hại
và biến chứng gì?
Bệnh mề đay khi kéo dài
từ 4 - 6 tuần mà không có biện pháp xử lý sẽ gây ra rất nhiều tác hại và biến
chứng vô cùng nguy hiểm. Những tác hại
và biến chứng của bệnh nổi mề đay như:
Gây biến chứng sang phù mạch
Phù mạch là biến chứng
xảy ra phổ biến của bệnh mề đay. Khi các chất dịch trong cơ thể tích tụ lâu
ngày sẽ khiến các mạch máu dưới da bị sưng lên, cảm giác bỏng rát hoặc đau ở
khu vực bị phù.
Biến chứng này thường
xuất hiện ở mắt, môi, bộ phận sinh dục gây khó thở, sưng kết mạc ảnh hưởng đến
thị lực, gây nguy hiểm đến mắt.
Nguy cơ nhiễm trùng
Nổi mề đay thường đi kèm
với cảm giác ngứa, càng gãi càng ngứa. Vì vậy, nhiều trường hợp người bệnh gãi
đến mức tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và cơ thể, gây nhiễm
trùng và dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Gây sốc phản vệ nguy hiểm
Bệnh mề đay khiến phổi có
vấn đề, ống phế quản bị hẹp lại gây khó thở, huyết áp sụt một cách đột ngột,
người bệnh sẽ bị chóng mặt, mất ý thức, ngất xỉu và có thể dẫn đến tử vong, đây
là biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Suy nhược cơ thể trầm trọng
Ngứa ngáy, khó chịu làm
người bệnh mất ngủ thường xuyên, liên tục cả ngày lẫn đêm khiến cơ thể luôn
trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Tình trạng này có thể diễn biến trầm trọng
hơn thậm chí là trầm cảm.
>> XEM THÊM
>> [Cách chữa bệnh nổi mề đay dứt điểm không tái phát]
Hy vọng với những nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của
bệnh mề đay trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm cần
thiết trong phòng tránh, phát hiện và xử lý bệnh kịp thời, hạn chế những hậu
quả xấu xảy ra.