Đau lưng khi mang thai là tình trạng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng
bị, không ít thì nhiều. Điều này vô hình chung khiến các bà bầu hoang mang lo lắng
không biết, khi mang thai bị đau lưng có nguy hiểm gì không?, có ảnh hưởng gì đến
sự phát triển của thai nhi không? Những thắc mắc của chị em cũng là lí do hôm
nay, sktoday cho ra bài viết này.
Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau lưng khi mang thai là hiện tượng bình thường mà các mẹ bầu
gặp phải. Nếu tình trạng này kéo dài vài ngày rồi thôi, đau nhẹ, không bị đau
nhói…thì đây là điều bình thường do sự
phát triển của thai nhi khiến trọng lượng của cơ thể người mẹ tăng lên gây đau
lưng. Thông thường tình trạng này sẽ hết sau khi sinh nở.
Còn với những trường hợp, đau lưng dữ dội, đau lưng âm ỉ, đau
lưng kéo dài ngày qua tháng thì vấn đề đáng báo động. Đây cũng là dấu hiệu cho
ta thấy mẹ bầu không chỉ mắc bệnh đau lưng thông thường. Thay vào đó, có thể cơ
thể của bà bầu tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa
cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa….
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh đau lưng ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi.
- Đối với thai phụ: Đau
lưng làm cản trở hoạt động đi lại, giấc ngủ, ăn uống… ảnh hưởng đên chất lượng
cuộc sống của mẹ bầu. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai
nhi. Hơn nữa mẹ bầu bị đau lưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến
chứng như: Tê liệt cột sống, cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, làm xương cột
sống bị bào mòn, giòn và dễ gãy…
- Đối với thai nhi: Do thai phụ mắc bệnh không thể chăm sóc
kỹ thai nhi về chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến sự phát triển toàn diện của thai
nhi kém hơn so với bình thường.
Vì sao các mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai
Theo các chuyên gia, các mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng do
những yếu tố sau:
Cột sống chịu nhiều áp lực hơn: Khi mang thai, tử
cung càng ngày càng lớn khiến cột sống của các mẹ bầu con về phía trước. Đồng
thời ngực, cụt lại cong ra phía sau khiến trọng tâm thay đổi. Để lấy lại sự
cân bằng trong hoạt động, đi lại, mẹ bầu phải ngã người ra phía sau. Điều này rõ
hơn khi mang thai từ tháng thứ 6 trở đi. Tư thế này làm cho cột sống của mẹ bầu
chịu nhiều áp lực rồi dẫn đến đau lưng.
Cơ bụng yếu hơn: Cơ bụng có vai trò hỗ trợ nâng đỡ cột
sống. Tuy nhiên, với các mẹ bầu khi thai nhi càng phát triển càng làm cơ bụng căng
ra. Việc này khiến cho cơ bụng bị yếu hơn không thực hiện được chức năng hỗ trợ
nâng cột sống tốt như người bình thường. Điều này cũng lí giải vì sau người béo
phì thừa cân hay bị đau lưng hơn người bình thường.
Những thay đổi của hormone trong thời kỳ mang thai: Trong
quá trình mang thai người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên giúp dây
chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở. Sự xuất hiện đột
ngột khiến cơ thể người mẹ chưa kịp thích nghi gây nên tình trạng đau lưng.
Bị đau lưng khi mang thai phải làm sao
Khi bị đau lưng, các mẹ bầu có thể áp dụng 1 trong những cách
như sau:
Thay đổi tư thế ngồi khoa học
- Trọng tâm người mẹ khi mang thai thường xuyên ngã về phía
sau. Do đó, các mẹ phải thay đổi tư thế ngồi để giảm đau lưng như sau:
+ Đứng thẳng.
+ Mở rộng lồng ngực.
+ Giữ hai vai thẳng hàng, kéo về phía sau, thư giãn.
+ Khi đứng, hai chân mở rộng bằng vai, tạo cảm giác thoải
mái, giữ thăng bằng tốt. Không nên đứng lâu một chỗ.
- Mẹ bầu nên lựa chọn loại ghế có tựa giúp hỗ trợ lưng. Bạn
cũng có thể đặt một chiếc gối phía sau. Sử dụng các loại dụng cụ để nâng bàn chân
lên cao một chút làm sao cho đầu gối ngang bằng với phần đặt mông.
- Các mẹ tuyệt đối không được ngồi vắt chéo chân, ngồi hai
chân co vào người hay ngồi quá lâu một chỗ.
- Khi nằm ngủ nên nằm nghiêng với 1 chiếc gối ở giữa 2 đầu
gối.
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng là điều vô cùng cần thiết với tất cả mọi
người không chỉ ở mẹ bầu. Tập thể dục giúp giảm áp lực lên cột sống, giảm đau lưng
vô cùng hiệu quả. Một số môn thể thao các mẹ nên thực hiện như: đi bộ, đạp xe đạp
tại chỗ, bơi lội.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hay chườm lạnh, các mẹ phải tham khảo ý kiến của
bác sĩ chuyên khoa nhé. Nếu được sự cho phép, bạn có thể áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh lên chỗ đau lưng 20 phút. Một ngày thực hiện vài lần. Nên nhớ, các mẹ
bầu không được chườm đá lạnh trực tiếp lên da nhé.
Riêng với các trường hợp đau lưng ở bà bầu kéo dài,
la một dạng của bệnh lý về xương khớp. Nếu đã áp dụng các phương pháp trên không
khỏi, bạn phải tìm các phương pháp đặc trị khác. Phương pháp đặc trị cần có sự
hướng dẫn cụ thể chi tiết từ các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, tốt nhất các mẹ bầu
nên đến thăm khám bác sĩ để có giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Xem chi tiết hơn về bệnh đau lưng TẠI ĐÂY