Bạn cảm thấy hình như có gì đó khác lạ nơi cổ họng, làm cho bạn khó chịu và cảm thấy bất an…Đó có thể là cảm giác khó chịu ở cổ họng.
Ngứa họng ở cổ có thể do những bạnh lý nào gây nên?
- Bị cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết thay đổi
- Bị trào ngược dạ dày, thực quản.
- Hen suyễn.
- Viêm họng hạt.
- Bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
- Bị dị ứng
Các biểu hiện khi có cảm giác cổ họng khó chịu
- Dịch đờm
- Khó khăn hoặc đau rát khi nuốt
- Ngứa cổ họng.
- Ho khan hoặc ho ra có đờm ở cổ họng.
- Cổ khô gây khát nước.
8 phương pháp giúp giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng
Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể tận dụng các thảo dược
thiên nhiên có sẵn trong nhà nhằm làm giảm cảm giác khó chịu, đau rát đồng thời
thúc đẩy phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Dưới đây là những mẹo giúp làm giảm cảm giác khó chịu và đau
rát ở cổ họng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
1.Uống nhiều nước ấm hoặc nước sôi để nguội
Dịch đờm có thể tích tụ ở cổ họng gây ra cảm giác khó chịu,
ngứa rát và vướng víu khi nuốt. Để làm giảm tình trạng này, bạn cần bổ sung từ
2 – 2.5l nước mỗi ngày.
Bổ sung đủ nước sẽ làm loãng dịch đờm và tăng dẫn lưu dịch
ra bên ngoài, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó khi các cơ quan bị nhiễm trùng, cơ thể thường có
xu hướng mất nước và tăng thân nhiệt. Vì vậy việc uống đủ nước còn có tác dụng
bù lượng nước đã mất, hỗ trợ làm giảm thân nhiệt và cải thiện triệu chứng mệt mỏi.
Nếu bạn cảm thấy đắng miệng và buồn nôn khi uống nước, bạn
có thể thay thế bằng sữa tươi hoặc các loại nước ép có mùi thơm dễ chịu như
cam, quýt, dâu,…
2. dùng Mật ong
Bạn có thể ngậm trực tiếp mật ong nguyên chất trong miệng rồi
nuốt từ từ để mật ong dễ dàng ngấm qua niêm mạc họng. Mỗi ngày ngậm từ 2-3 lần,
mỗi lần khoảng 1 thìa cafe mật ong là đủ.
Hoặc cũng có thể hòa một chút mật ong vào một ly nước ấm và
từ từ uống từng ngụm nhỏ.
3. Lá bạc hà làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng
Sử dụng lá bạc hà có thể làm dịu tình trạng đau dạ dày và
trào ngược axit. Tinh dầu bên trong lá bạc hà có khả năng cải thiện lưu thông
máu, giảm co thắt và hạn chế viêm ở niêm mạc dạ dày.
Bạn có thể bổ sung lá bạc hà vào các món ăn thường ngày hoặc
hãm thành trà và uống vào mỗi buổi sáng.
4. Sử dụng cam thảo
Cam thảo là dược liệu trong y học cổ truyền, được ứng dụng
trong nhiều bài thuốc dân gian khác nhau. Thảo dược này có vị ngọt, tính bình,
tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong và tán hàn.
Dược lý hiện đại cũng chứng minh cam thảo có khả năng giảm
ho, đau rát cổ họng nhờ thành phần hóa học đa dạng. Bạn có thể sử dụng rễ cam
thảo sấy khô hãm với nước sôi để làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng.
5. Ngâm lát gừng tươi cắt mỏng
Bạn nên ngậm 1 – 2 lát gừng tươi khi cảm thấy khó chịu ở cổ
họng. Với trẻ nhỏ, có thể pha trà gừng với mật ong để giảm vị cay và giúp trẻ dễ
dàng khi uống.
Tinh chất từ gừng có khả năng giảm hôi miệng, ức chế vi khuẩn
gây nhiễm trùng và cải thiện tình trạng viêm.
6. Ép nước lá khế
Lá khế có tính mát, vị chua giúp điều trị đau họng kèm theo
những triệu chứng khó chịu ở cổ họng khác.
Dùng lá khế tươi đem rửa sạch rồi ép lấy phần nước trong
dùng uống hàng ngày mỗi ngày 1-2 lần. Có thể thêm vào một chút muối hoặc đường
phèn nếu bạn không dùng được đồ chua.
7. Quất trưng đường phèn hoặc mật ong
Chuẩn bị vài trái quất tươi đem rửa sạch rồi lau khô sau đó
thái lát mỏng, loại bỏ phần hạt rồi cho vào một chén nhỏ, thêm vào đó một chút
mật ong và cho vào nồi cơm hấp chín.
8. Bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể
Nên bổ sung thêm những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt. Thực phẩm chứa
nhiều Protein. Kẽm. VitaminD. Vitamin C và ăn nhiều những loại canh có tính
mát. Ăn soup gà.
Tuy rằng cảm giác khó chịu ở cổ họng không quá nguy hiểm nếu mới bị nhưng nếu đã áp dụng điều trị tại nhà với những mẹo nêu trên mà sau một thời gian không khỏi nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.